A Di Đà Phật! Kính chào quý khách ghé thăm 

 
http://www.hitwebcounter.com/  


Khái quát đề cương

 

Trong Kinh Pháp Cú Phật dạy :

 

                     Trong các pháp, Tâm dẫn đầu, Tâm là chủ, Tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịnh hoặc ô nhiễm, nói năng hay hành động, thì sự an lành hoặc thống khổ sẽ theo sau đấy như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe.

 

                     Giáo pháp đức Phật giúp nhân gian tu tập để giải khổ, vậy sự khổ không phải do bên ngoài, mà do tâm chúng ta mà có. Chế ngự Tâm là phương thức duy nhất hoàn thiện con người, qua đó mới mong cải tạo về cá nhân, văn hóa xả hội, làm tốt lối sống tự chủ đến văn minh hạnh phúc và chung hưởng.

 

                      Tự ta làm lành, hướng mọi người cùng làm lành thì mới có thành quả an lành chung hưởng. Nếu không chế ngự Tâm thì nó hướng dẫn ta hành động trái lại và sẽ có kết quả thống khổ.

 

                      Tranh chăn trâu đạo Phật diễn xuất ý tưởng và phương pháp chế ngự Tâm. Ví Tâm là trâu, cũng như Nho giáo bảo tâm là vượn. Trâu gắn bó với đời sống loài người từ lâu. Ai cũng biết hình ảnh hung hoang của một con trâu chưa được thuần phục. Bản tánh khó thuần phục của trâu rõ nét, phải dùng dây xỏ mũi mới chế ngụ được. Tranh thể hiện hai biểu tượng chính là con trâu và người chăn. Con trâu là chỉ cho tâm chúng sanh, người chăn là chỉ cho ý chí tu tập. Trâu tâm đen hoang dã ban sơ được điều phục bằng giáo dục đạo đức thuần hóa trắng dần đến toàn thiện. Con trâu mộng ở tranh trâu toàn đen biểu thị một năng lực vốn có sẳn của chúng sanh mà không phải ai cũng nhận thức được. Không tự biết năng lực vốn có của mình mà tu tập chế ngự, cứ mãi hướng ngoại lang thang cầu tìm. Cái vốn có của mỗi nhân sinh, Phật giáo luôn gợi mở, tích cực qua nhiều từ : Chơn-tâm, Phật-tánh, Như-lai tạng, Bôn-lai diện mục, Thể-tánh tịnh mình, Tri kiến Phật v.v...

 

                    Tranh chăn trâu giới thiệu năng lực kỳ diệu và ứng xử nhập cuộc chuyển hóa thế gian của tâm chứng ngộ giải thoát.   

 

                          Tranh chăn trâu được phổ truyền qua nhiều bộ, mỗi bộ có mười bức tranh. Nhiều bức tranh, về hình thức thì khác, nhưng về tinh thần thì có thể xếp thành hai loại : loại tranh theo khuynh hướng Đại-thừa và loại tranh theo khuynh hướng Thiền-Tông. Đại thừa đặt nặng chỉ rõ bản tánh hung hoang mê mờ của tánh chúng sanh, Thiền-Tông chỉ rõ pháp tu tập chế ngự tâm chúng sanh.

 

                     Để giúp người tu học dễ tiếp nhận và hành trì, soạn giả đưa ra đồng lúc hai loại tranh, đối chiếo và phân tích qua nội dung của tập giáo trình Thập-Mục Ngưu-Đồ nầy. 

 

Thượng Tọa Thích Minh Nhựt

 

TRANH ĐẠI THỪA

 

Dịch:

 

                     Tựa của Chu Hoằng

 

                    Kinh Di Giáo dạy : Ví như chăn trâu cầm roi xem chừng, không cho nó đi bừa vào lúa mạ. Đây là xuất phát mục chăn trâu.

 

                    Ké tiếp Mã Tổ hỏi Thạch Củng : "Ông ở đây làm gì?" Thạch Củng đáp : "Chăn trâu". Mã Tổ hỏi : "Trâu làm sao chăn?" Thạch Củng đáp : "Một phen ùa vào đồng cỏ nắm mũi lôi trở lại". Mã Tổ bảo : "Ông giỏi chăn trâu".

 

                    Lại, Thiền sư An ở núi Đại Qui nói : "Tôi ở Qui Sơn không học thiền Qui Sơn, chỉ chăn giữ một con trâu".

 

                    Lại, Thiền sư Đoan ở Bạch Vân hỏi Quách Công Phụ : "Trâu thuần chưa?".

 

                    Hoặc tự chăn hoặc dạy người chăn, thấy khá nhiều, từ xưa đến nay càng bày rõ ràng. Sau mới có người vẽ thành tranh. Ban đầu từ chưa chăn, rốt sau cả hai đều mất, phân chia thành mười mục. Con trâu hẳn theo thứ lớp, ban đầu đen từ từ trắng, rốt sau không còn cái trắng nào sánh bằng.

 

                    Phổ Minh lại ở mỗi mục làm một bài tụng, Phổ Minh chưa biết rõ người ở đâu? Tranh va tụng cũng chưa rõ do tay một người chăng? Nay miễn bàn. Chỉ là tranh ấy hình ảnh hiển bày mà ý thú rất sâu sắc. Bài tụng thì lời gần mà ý chỉ thì rất xa. Người học giữ bên mình làm bản đồ để xem xét đức nghiệp của mình. Cúi xuống, xét chổ mình đã tiến, ngước lên mong chổ mình chưa đến, mới mong tránh khỏi cái lỗi được ít cho là đủ, mà phải rơi vào tăng thượng mạn. Như thế sẽ giúp ích rất nhiều. Tôi bèn sao lục cho khắc lại bản gổ. Ngoài ra còn tìm trâu cho đến vào chợ, cũng gồm mười bức cùng với những bức tranh này đại đồng tiểu dị. Lại đến trong giáo lý phân biệt tiến tu theo thứ lớp có thể so sáng mà biết. Tôi đều in phụ vào sau sách để tiện tham khảo. Nếu là người một phen vượt lên là vào thẳng thì không nhọc roi vọt mà trâu trắng nằm sẳn sờ sờ trên dất, chẳng rơi vào gia cấp, chỉ trong một sát na năng sở đều mất. Thế là tranh hóa thành đồ bỏ, tụng thành lời thừa vậy.

 


TRANH THIỀN TÔNG

 

Dịch:

 

                    Tựa của Quách Am.

 

                    Chơn nguyên chư Phật chúng sanh cùng sẳn có, nhơn mê nên trầm luân tam giới, nhơn ngộ chóng thoát sanh tử. Do đó, có chư Phật có thể thành, chúng sanh có thể tạo.

 

                    Thế nên các bậc tiền hiền thương xót rộng nói các đường. Lý có thiên viên, giáo chia đốn tiệm. Từ thô đến tế, từ cạn đến sâu, rốt sau chỉ trong chớp mắt, Ngài Ca Diếp thấy hoa sen miệng cười chúm chím. Từ đây chánh pháp nhãn tạng được lưu thông trên trời, cõi người, nơi này, chốn khác. Người đạt được lý thì siêu tông vượt cách như đường chim không để dấu vết. Người nhận nơi sự thì kẹt câu lầm lời như rùa linh lê đuôi.

 

                    Khoảng này có Thiền Sư Thanh Cư xem căn khí chúng sanh hợp bệnh cho thuốc, làm bản đồ chăn trâu theo cơ nói giáo. Ban đầu dần dần trắng nói lên sức mạnh chưa đủ. Kế đến thuần chơn tiêu biểu căn cơ từ từ soi sáng. Sau rốt người trâu chẳng thấy, tượng trưng tâm pháp cả hai đều hết, lý ấy đã tột cội nguồn, pháp kia vẫn còn che đậy, khiến kẻ căn cơ bậc trung hạ nghi ngờ phân vân, rơi vào cõi hư vô hoặc kẹt vào thường kiến.

 

                    Nay Thiền sư Tắc Công nghĩ đến mô phạm của bậc tiền hiền, phát xuất từ đáy lòng mình làm những bài tụng hay, khiến ánh sáng xen nhau ban đầu từ chỗ mất trâu, rốt đến hoàn nguyên, khéo ứng hợp quần cơ như cứu người đói khát.

 

                    Rồi Từ Viễn nương đây sưu tầm diệu nghĩa lượm lặt chỗ huyền vi như con thủy mẫu muốn đi ăn phải nương con tôm làm mắt dẫn đường, ban đầu từ tìm trâu, đến rốt sau buông thỏng tay vào chợ.

 

                    Đó là gắng làm dậy sóng ngang sanh đầu sừng, còn không tâm có thể tìm nào có trâu có thể kiếm, đến buông tay vao chợ ma muội làm sao?

 

                    Huống là ông cha chẳng rõ, họa đến cháu con, chẳng ngại hoang đường thử làm đề xướng.


 

 


 

 

 

 

 

 

 

 


Luận :

Mất giới luật thì tình kia thô tháo.

Đuổi theo lợi danh thì khó tỉnh một đời.

Vô minh che lấp làm mờ chơn tâm.

Hể khởi lên động niệm của tâm liền sai với cửa pháp.

 


Luận :

Giữ thân hành động theo tâm chánh thì không bị

sai lầm, còn buông lung tình cảm thì luôn bị đau khổ.

Kẻ sơ cơ sức yếu thì rất khó câu thúc được sự toán loạn dục tâm.

Phát tâm lập chí thì phải ra công khổ nhọc.

 


Luận :

Ở kẻ ngộ, động và tịnh, thể vẫn an nhiên.

Nơi người phàm, nhiễm và lậu, tính lại tự thành.

Cứ quyết chí mà gia tăng sư tinh tiến thêm một bước.

Đấy là lẻ phấn đấu không nghĩ đến thân, cứ chuyên tinh cho đến đạo.

 


Luận :

Lâu ngày dùng công phu làm cho thuần thục dần.

Hai ma hôn trầm, tán loạn từ từ hàng phục được.

Công phu đến đây rồi lại phải gia tăng tinh tiến.

Ngầm cầm roi, mật luyện tập không thể buông rơi.

 


Luận :

Chốn phồn hoa huyên náo, hoặc chỗ cảnh sắc thanh u,

đều không bị ràng buộc vì cảnh, đến đâu cũng thong dong tự tại.

Trước mắt tuy có ngàn việc sai khác, nhưng trong lòng chỉ có một

cảnh mà thôi, sự tán loạn của tâm đã dứt, cứ thuận hợp với cửa định.

 


Luận :

Mặc ý nổi chìm theo duyên phóng khoáng.

Không buông lung xa xỉ, mà chẳng câu thúc tiểu tiết.

Tấm lòng thanh thản đi vào núi rừng hoặc thành thị.

Chẳng có ai là tri âm, chỉ nhàn nhã tự biết mình.

 


Luận :

Việc ăn uống hằng ngày không bị say đắm vào chỗ phồn hoa huyên náo.

Nơi cảnh sắc thanh u, theo dòng mà nhận ra được tính,

theo duyên mà tiêu trừ nghiệp cũ, không tạo ra oan khiên nữa.

Theo thời mà xử thế là thuận với trí linh giác vậy.

 


Luận :

Cảnh trí vốn ngầm chứa một vị không tịch.

Cảnh trí đều tịch lặng thì tâm và lự được an nhiên.

Trong chỗ không tịch ngầm ẩn cái linh giác.

Trong linh giác ngầm ẩn cái không tịch.

Sắc và không, tự bản thể vốn là một.

 


Luận :

Bỏ cái chấp vào kẻ khác, chứng được trí hiểu "các pháp đều không",

thì các nghi ngờ vi tế bặt, nhưng cái tinh diệu vẫn chưa tròn đầy !

Thế mới biết quả thực đường về quê nhà vẫn còn ở nơi bờ sanh tử.

Cần phải biết rằng rốt ráo ở bên kia núi xanh.

 


Luận :

Tâm, Pháp cả hai đều quên mất.

Linh giác dứt sự đối đãi. Bản thể sáng sủa không có chỗ y cứ.

Chứng nhập vào cảnh giới không thể nghĩ bàn.

Dứt sạch năm ấm và ba độc, nên bảo rằng :

Người và trâu đều không thấy, chính là lúc trăng sáng.

Ánh trăng sáng cùng với vạn tượng đêu không.

Trong cái tính tịch diệt này khjông thể dùng ngôn ngữ mà giảng biện,

cần phải tự mình chứng lấy thì mới được.